Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn khiến hàm trên và hàm dưới mất đi sự cân đối. Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. Để hiểu rõ hơn về sai hình khớp cắn này cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo tổng hợp những chia sẻ của các chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là khái niệm dùng để chỉ tình trạng sai lệch khớp cắn do sự bất cân đối giữa hai hàm. Nghĩa là, hàm trên và hàm dưới không đều nhau, hàm trên sẽ cụp sâu vào bên trong so với hàm còn lại. Tình trạng này có thể bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Mức độ cắn sâu nặng hay nhẹ được dựa trên tỷ lệ bao phủ bề mặt răng trên lên hàm đối diện. Tỷ lệ % càng lớn thì tình trạng cắn sâu càng nghiêm trọng. Do đó, cần chữa trị ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Đặc điểm nhận biết khớp cắn sâu
- Tương quan hai hàm trên – dưới không đạt tỷ lệ chuẩn. Khi miệng ở trạng thái nghỉ, hàm trên gần như che khuất hàm dưới nên thường không thể nhìn thấy răng hàm dưới.
- Răng hàm dưới có thể chạm hoặc không chạm với răng hàm trên. Nếu bị khớp cắn sâu nặng thì rìa răng hàm trên sẽ tiếp xúc với nướu trong thay vì răng hàm dưới.
- Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc với nhau, nhưng tiết diện tiếp xúc nhiều hay ít còn phụ thuộc cắn sâu nhẹ hay nặng.
- Đường nối giữa trán – mũi – cằm có thể thẳng hay gãy khúc tùy thuộc mức độ cắn sâu của mỗi người.
Nguyên nhân gây tình trạng khớp cắn sâu hở lợi
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, đó là:
- Do di truyền
Nếu bố hoặc mẹ có hiện tượng khớp cắn sâu thì 70% trẻ sinh ra cũng có thể bị di truyền đặc tính này.
- Do xương hàm
Khi răng và xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm kém phát triển (hoặc ngừng phát triển) sẽ dẫn đến tình trạng hàm dưới cụp sâu vào bên trong, gây mất thẩm mỹ.
- Do thói quen xấu từ nhỏ
Một số thói quen khi còn nhỏ liên quan tới việc đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa có thể gây tình trạng cắn sâu. Đó là: sử dụng núm giả, bình sữa trong thời gian dài, thói quen mút ngón tay hoặc có tật đẩy lưỡi. Nếu trẻ đã bị cắn sâu do di truyền, các tật xấu này có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Một số nguyên nhân khác: cắn móng tay, nghiến răng quá mức hoặc ngậm, cắn các vật cứng như bút viết ở lứa tuổi đang phát triển… cũng có thể dẫn đến hiện tượng khớp cắn sâu.
>>> Tùy vào từng độ tuổi sẽ có sự khác biệt về sự phát triển xương, để tăng hiệu quả chỉnh nha, bạn có thể can thiệp vào giai đoạn “vàng”. Vậy khi nào phù hợp để chỉnh nha? Tham khảo thêm tại: Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là bao nhiêu?
Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?
Tương tự như các tình trạng sai khớp cắn khác, khớp cắn sâu cũng có thể dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể là:
- Gây mất thẩm mỹ
Việc hàm trên nhô ra che phủ hàm dưới sẽ khiến nụ cười trở nên kém duyên, kém tự nhiên. Khi đó, người bệnh luôn cảm thấy tự ti, e ngại trong giao tiếp, làm cuộc sống và công việc gặp nhiều khó khăn.
- Giảm chức năng ăn nhai
Hai hàm khó chạm vào nhau gây khó khăn cho việc cắn xé, ăn nhai. Lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, gây các bệnh như đau bao tử, dạ dày…
- Mòn răng hàm trên
Nếu không điều trị sớm, khớp cắn sâu sẽ gây ra hiện tượng mòn men răng hàm trên. Khi đó, ngà răng sẽ bị lộ gây ê buốt, đau nhức khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Khi men răng bị mài mòn, vi khuẩn sẽ tấn công và gây các bệnh về răng miệng.
- Tổn thương khớp thái dương hàm
Khớp cắn sâu và lệch lạc diễn ra trong thời gian dài còn gây nên tình trạng rối loạn khớp thái dương, đau khớp hàm.
Vì vậy, việc điều trị khớp cắn sâu là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi lựa chọn địa chỉ chữa cắn sâu cũng như phương pháp phù hợp để đảm bảo kết quả tốt và an toàn cho sức khỏe.
Biện pháp khắc phục khớp cắn sâu tại nhà
Độ tuổi 6 – 13 tuổi là giai đoạn thích hợp để khắc phục tình trạng khớp cắn sâu tại nhà cho trẻ. Bởi thời điểm này xương hàm của trẻ còn mềm, chưa cứng cáp nên có thể điều chỉnh dễ dàng mà không cần tốn nhiều công sức.
Cha mẹ có thể tham các cách làm sau:
- Chỉnh khớp cắn sâu bằng cách đẩy lưỡi
Bạn có thể hướng dẫn trẻ dùng lưỡi đẩy liên tục vào phần răng và lợi phía trong của vùng răng hàm kém phát triển.
Thực hiện thao tác này khoảng 10 phút/ lần để cải thiện hàm răng bé.
- Điều trị khớp cắn sâu với hàm trainer
Hàm trainer là dụng cụ chỉnh răng tại nhà dành cho trẻ rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng khay niềng bằng silicon hoặc nhựa nha khoa được thiết kế phù hợp với khuôn răng của từng trẻ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra, chế tác hàm trainer theo chỉ số răng trẻ và hướng dẫn bé cách đeo hàm tại nhà. Thông thường, hàm trainer sẽ đeo vào tối khi ngủ để khôi phục khớp cắn, đồng thời loại bỏ các thói quen xấu của trẻ.
Phương pháp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả, an toàn
Trước khi tiến hành chỉnh khớp cắn sâu, bệnh nhân cần thực hiện một số thủ tục nha khoa cơ bản để xác định cắn sâu do răng hay do xương hàm. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Điều trị khớp cắn sâu do răng
Nếu sai lệch khớp cắn do răng thì bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân thực hiện niềng răng khớp cắn sâu để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chỉnh nha hay còn gọi là niềng răng là giải pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung hoặc máng trong suốt để dịch chuyển các răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Đồng thời tạo thế cân đối, hài hòa cho hàm trên và hàm dưới.
Thời gian niềng răng niềng răng có thể mất khoảng 1 – 2 năm, cũng có thể nhanh hơn hoặc kéo dài tùy mức độ cắn sâu.
- Chữa khớp cắn sâu do xương hàm
Khớp cắn sâu do xương hàm được đánh giá là nghiêm trọng hơn so với tình trạng do răng. Lúc này, niềng răng chỉ đáp ứng một phần nhỏ, hoặc đôi khi không mang lại hiệu quả.
Với tình trạng này, bác sĩ buộc phải phẫu thuật loại bỏ xương hàm trên để đẩy lùi vào trong và định hình lại sao cho tỷ lệ hai hàm đạt chuẩn. Khi khớp cắn cân đối, hài hòa, khả năng ăn nhai và thẩm mỹ sẽ được khôi phục.
Niềng răng trong suốt Leetray – Giải pháp cho nụ cười thẩm mỹ, an toàn
Niềng răng hiện là giải pháp chỉnh khớp cắn sâu an toàn, hiệu quả được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, việc sử dụng mắc cài kim loại sẽ trở thành khuyết điểm lớn trên khuôn mặt khiến một số người đeo niềng cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt là những người làm việc trong môi trường yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như hàng không, khách sạn, giải trí…
Thế nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng, với giải pháp niềng răng trong suốt mọi trở ngại, bất an về lộ khí cụ sẽ được khắc phục triệt để. Bạn hoàn toàn có thể tự tin cười nói, giao tiếp kể cả khi đang niềng răng.
Nhờ thiết kế trong suốt, được chế tác dựa trên khuôn răng từng người và ôm trọn thân răng, khay niềng trong suốt sẽ giúp “che giấu” hoàn hảo việc bạn đang niềng răng và người đối diện rất khó phát hiện được. Hơn nữa, các khay niềng có tính linh hoạt cao, có thể tháo lắp dễ dàng, mang đến sự thuận tiện trong ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng. Nhờ đó, bạn có thể ăn nhai thoải mái và phòng chống hiệu quả các bệnh răng miệng.
Trong số các giải pháp niềng răng trong suốt hiện nay, niềng răng Leetray đang được nhiều khách hàng đánh giá cao so với các khay niềng khác vì mang những ưu điểm nổi bật sau:
- Chi phí điều trị của khay niềng Leetray khá phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, dao động trong khoảng 30 – 80 triệu/ ca. Trong khi niềng răng Invisalign có giá khá cao, khoảng 80 – 120 triệu/ ca.
- Tương tự như các khay niềng trong suốt khác, Leetray điều trị tất cả các trường hợp có vấn đề về răng từ đơn giản đến phức tạp. Mang đến một hàm răng đều đẹp, sát khít và chuẩn khớp cắn.
- Điểm nổi bật nhất của Leetray so với Invisalign chính là có thể rút ngắn thời gian điều trị. Do khay niềng được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, không qua trung gian và được bác sĩ hỗ trợ chặt chẽ 24/7 nên các sự cố hay rắc rối về khay niềng sẽ được khắc phục kịp thời, hạn chế kéo dài thời gian chờ đợi.
Với những ưu thế trên, niềng răng trong suốt Leetray đang dần chinh phục được số lượng lớn khách hàng có nhu cầu chỉnh nha thay đổi nụ cười để trở nên tự tin hơn. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề về khớp cắn có thể tham khảo giải pháp này nhé!
Niềng răng chỉnh khớp cắn sâu có đau không?
Niềng răng điều trị khớp cắn sâu có đau không là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân. Thông thường, các ca niềng răng chỉnh nha đều có thể gây đau nhức, khó chịu cho người thực hiện trong một số giai đoạn nhất định. Cụ thể là thời gian đầu khi mới bắt đầu làm quen với bộ khí cụ niềng răng hoặc mỗi lần thay dây cung, mắc cài hay bộ khay mới.
Tuy nhiên, cơn đau cũng sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn đã dần thích nghi. Hơn nữa, nếu người bệnh cảm thấy đau quá mức chịu đựng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau hỗ trợ.
Một số lưu ý khi thực hiện chỉnh nha khớp cắn sâu
Để quá trình niềng răng khớp cắn sâu đạt hiệu quả như mong muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Trong quá trình niềng răng, thức ăn rất dễ bị bám vào, nhất là với khí cụ mắc cài. Nếu vệ sinh sai cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây bệnh răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Hạn chế sử dụng các thực phẩm dai, cứng hoặc đồ uống có gas… để tránh ảnh hưởng đến thời gian niềng răng cũng như độ bền chắc răng về sau.
- Tái khám đúng lịch hẹn: Tuân thủ lịch tái khám theo lời dặn của bạn sĩ 1 tháng/ lần khi đang niềng hoặc 6 tháng/ lần sau khi tháo niềng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những bệnh răng miệng đang hình thành.
Địa chỉ niềng răng trong suốt Leetray HCM
Thực tế, có không ít trường hợp bệnh nhân niềng răng xong gặp phải tình trạng khớp cắn sâu nặng hơn so với ban đầu. Điều này đa phần là do sử dụng dịch vụ chỉnh nha không đảm bảo tại phòng khám kém uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề chưa cao. Do đó, để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nơi niềng chỉnh khớp cắn sâu.
Hiện tại, phương pháp niềng răng trong suốt Leetray đang được đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng, độ an toàn và thẩm mỹ. Phương pháp này đã có mặt tại hơn 150 phòng khám lớn nhỏ ở 20 tỉnh thành trên toàn quốc.
Đến với Leetray, hàm răng nhiều khuyết điểm sẽ nhanh chóng trở nên đều đẹp, tự nhiên góp phần tôn vinh nụ cười của mỗi người.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để sớm nhận được giải đáp nhé!
Tham khảo thêm các tình trạng răng miệng khác: