Niềng răng là giải pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để chỉnh sửa lại những chiếc răng mọc sai lệch, mang đến một hàm răng đều đẹp, khuôn mặt hài hoà, khớp cắn đúng chuẩn để đảm bảo chức năng ăn nhai. Niềng răng phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.
Mục Lục
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp giúp dịch chuyển các răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm bằng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng… Kết thúc quy trình niềng răng, các khuyết điểm sẽ được xóa bỏ hoàn toàn, trả lại cho bạn một hàm răng đều đẹp, cân đối và chuẩn khớp cắn.
Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 12 – 24 tháng hoặc hơn, tuỳ vào mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha của bác sĩ.
Những trường hợp nào nên niềng răng? Nếu không may mắc phải những khuyết điểm này, giải pháp niềng răng chỉnh nha sẽ giúp điều chỉnh lại cho bạn:
– Răng hô
– Răng móm
– Răng thưa, hở kẽ
– Răng mọc lệch lạc, chen chúc
– Khớp cắn đối đầu, cắn chéo hoặc cắn hở
2. Độ tuổi “vàng” để niềng răng là bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được?
Giải pháp niềng răng phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi sẽ có chỉ định chỉnh nha phù hợp. Cụ thể là:
Sử dụng hàm trainer cho trẻ từ 6 – 11 tuổi
Hàm trainer là một khí cụ niềng răng tại nhà được áp dụng cho trẻ em ở độ tuổi thay răng sữa thành răng vĩnh viễn.
Hàm trainer được làm bằng chất liệu silicon nha khoa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ. Đồng thời dụng cụ rất dễ tháo lắp tiện cho bố mẹ theo dõi việc đeo hàm của bé.
Ưu điểm của hàm trainer là giúp trẻ tránh được tình trạng răng hô, móm, mọc lệch lạc, khấp khểnh… Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên phụ thuộc vào hàm trainer quá nhiều mà chủ quan bỏ qua tình trạng răng miệng của bé. Loại hàm này chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu chứ không đảm bảo kết quả răng đẹp. Do đó, bố mẹ nên theo dõi sát sao vấn đề răng miệng của trẻ, đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định để bảo vệ sức khỏe răng miệng trẻ tốt nhất.
Độ tuổi niềng răng lý tưởng: từ 12 – 16 tuổi
Tuổi 12 – 16 thường được gọi là độ tuổi niềng răng lý tưởng bởi vì đây là thời gian thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn và xương hàm chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, những tác động chỉnh sửa sẽ dễ dàng hơn giúp khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng, mang lại tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Ở lứa tuổi này, bác sĩ thường không có quá nhiều can thiệp đến cấu trúc hàm hay nhổ răng để niềng mà vẫn đạt kết quả tốt.
Niềng răng trong độ tuổi lý tưởng còn giúp cân chỉnh khớp cắn, nhờ đó ăn uống dễ dàng, thoải mái hơn. Đồng thời vấn đề vệ sinh răng miệng cũng ít gặp khó khăn, qua đó phòng chống hiệu quả các bệnh răng miệng.
30 tuổi có niềng răng được không?
Nhiều khách hàng thắc mắc rằng nếu qua độ tuổi niềng răng lý tưởng thì có thể niềng răng được không? cụ thể là ở tuổi 30. Thực tế là người ở tuổi trưởng thành vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên sẽ có một số hạn chế do xương hàm đã phát triển hoàn thiện, răng đã chắc chắn nên niềng răng sẽ khác so với trẻ em.
Trong một số trường hợp, người trưởng thành sẽ phải nhổ bớt răng để có khoảng trống cho răng di chuyển hay sử dụng một số công cụ hỗ trợ như minivis, dây thun liên hàm… để kết quả điều trị tốt hơn.
Thời gian niềng răng ở người lớn cũng có thể lâu hơn trẻ em do xương hàm đã cứng nên răng phải di chuyển từ từ, dao động từ 18 – 24 tháng tuỳ vào tình trạng răng cụ thể của từng người.
Để biết chính xác 30 tuổi có niềng răng được không và niềng trong bao lâu, cách tốt nhất nên đến trung tâm nha khoa để bác sĩ khám, kiểm tra và tư vấn kế hoạch niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người.
3. Tại sao phải niềng răng?
Có nên niềng răng không? là thắc mắc của rất nhiều người khi đang có những khuyết điểm về răng nhưng vẫn chưa thực sự sẵn sàng trải nghiệm. Dưới đây sẽ chỉ rõ lý do vì sao chúng ta nên niềng răng càng sớm càng tốt:
Thẩm mỹ khuôn miệng là khía cạnh đầu tiên mà ai cũng nhận thấy rõ nhất. Khi các răng được sắp xếp thẳng hàng, trật tự trên cung hàm sẽ giúp khuôn miệng cân đối, hài hoà. Thậm chí, trong một số trường hợp khuôn hàm còn trở nên thon gọn hơn trước.
Các răng mọc lệch được đưa về đúng vị trị trên cung hàm sẽ khắc phục được tình trạng lệch khớp cắn. Khi khớp cắn được cân đối, quá trình ăn nhai sẽ tốt hơn, lực nhai được phân bổ đều hơn. Nhờ đó thức ăn được nghiền nát kỹ trước khi đưa vào dạ dày, giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá.
Việc điều chỉnh đều các răng còn giúp quá trình vệ sinh răng miệng tốt hơn. Thức ăn và mảng bám còn sót lại được làm sạch một cách dễ dàng. Qua đó hạn chế các bệnh lý nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.
4. Một số lợi ích khi trẻ niềng răng sớm
Niềng răng sớm có thể mang lại cho trẻ những lợi ích sau:
– Xương hàm trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên việc dịch chuyển chân răng về vị trí sẽ nhanh hơn so với tuổi trưởng thành, nhờ đó mà thời gian niềng răng ngắn hơn.
– Niềng răng sớm tác động kịp thời sự phát triển của xương để trẻ có khung xương hài hoà, cân đối, không bị biến dạng.
– Chỉnh nha cho trẻ sớm còn giúp tăng cơ hội đạt khớp cắn lý tưởng nhằm hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng.
– Các thói quen xấu của trẻ ảnh hưởng đến răng như mút ngón tay, đẩy lưỡi… sẽ được loại bỏ bằng giải pháp niềng răng.
– Hàm răng cân đối, đều đẹp sẽ góp phần tăng thêm sự tự tin cho trẻ, tránh tâm lý mặc cảm khi bị bạn bè trêu chọc.
– Việc sắp xếp các răng ngay từ nhỏ còn giúp hạn chế tình trạng nhổ răng như khi trưởng thành bởi lúc đó xương hàm đã ngừng tăng trưởng nên không còn đủ chỗ cho răng dịch chuyển. Nhờ đó giảm thiểu đau đớn nhổ răng cho trẻ.
5. Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?
Vì sao niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt? là câu hỏi nhận được khá nhiều người quan tâm bởi họ đã được chứng kiến sự thay đổi khác lạ của người thân, bạn bè sau khi niềng răng.
Thực tế, khi bạn sở hữu một trong những tình trạng răng xấu như: răng hô, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh… thì khuôn mặt thường trông mất cân đối, thiếu hài hòa. Nên dù các nét trên khuôn mặt ưa nhìn nhưng vẫn khiến bạn cảm thấy kém thẩm mỹ.
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt như thế nào? Thông qua quá trình niềng răng, các răng mọc lệch sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn chuẩn hơn nên khuôn mặt sẽ có những thay đổi tích cực. Đó là:
– Góc mũi là một trong những thay đổi trước và sau niềng răng có thể nhận thấy rõ ràng nhất. Điển hình là người bị vẩu, sau niềng răng môi trên sẽ được thu vào trong nên mũi sẽ có vẻ thon gọn và cao hơn trước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào niềng xong mũi cũng cao. Bởi người có mũi cao hoàn toàn là cao tự nhiên nhưng do răng vẩu đẩy môi trên lên cao nên đã che lấp ưu điểm này. Niềng răng làm răng đều hơn nên vô tình tạo cho chúng ta cảm giác mũi cao hơn xưa.
– Với những trường hợp được nâng khớp, kéo lùi hàm dưới ra sau hay dàn đều các răng hàm dưới có thể làm thon gọn cằm, đôi khi trông có vẻ dài ra, tạo dáng cằm V-line như mọi người mơ ước.
Sự thay đổi ở đôi môi sau niềng răng cũng được nhiều người công nhận. Cụ thể là với những bị vẩu, răng hàm trên đưa ra trước khiến môi bị vểnh lên, phần môi ở vị trí răng nanh phồng ra khiến môi thiếu nét hài hoà. Việc kéo cân chỉnh hai hàm khiến môi không bị hếch lên nữa, vị trí môi ở vùng răng số 2 và 3 hơi cong vào giúp môi trở nên căng mọng, hơi hội tụ vào giữa để tạo đường nét môi rõ ràng hơn.
6. Có phải nhổ răng khi niềng?
Đối với người trưởng thành khi niềng răng trong một số trường hợp có thể sẽ phải nhổ răng. Và những trường hợp cần nhổ răng để niềng đó là:
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngược… thường bị chỉ định nhổ bỏ để tránh những rắc rối không mong muốn. Vì những chiếc răng này vừa không có chức năng vừa gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Răng hô móm, mọc lộn xộn, chen chúc do khuôn hàm nhỏ không có chỗ để răng dịch chuyển nên bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để tạo khoảng trống.
Trong trường hợp răng gặp phải các bệnh lý như sâu răng, chết tuỷ hay viêm nha chu ở mức độ nặng thì chiếc răng đó sẽ bị loại bỏ trước khi niềng để tránh ảnh hưởng đến những răng liền kề.
7. Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số hiện tượng: đau nhức, chảy máu, sưng mặt… Các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau khoảng 2 – 4 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp kéo dài và kèm theo những bất thường khác thì bạn nên quay trở lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và khắc phục, tránh những rủi ro không mong muốn.
Để giảm bớt những khó chịu sau khi nhổ răng, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:
– Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ và không nên khạc nhổ mạnh sau khi nhổ răng
– Đối với nhổ răng khôn, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân để giảm bớt cơn đau sau khi thuốc tê tan hết.
– Chườm túi lạnh bên ngoài vị trí nhổ răng để làm dịu cơn đau và giảm sưng. Những ngày tiếp theo nên chườm ấm để làm tan máu bầm và giảm sưng.
– Không dùng tay hay vật nhọn sờ vào vị trí mới nhổ răng
– Đánh răng nhẹ nhàng, chậm rãi, lưu ý không đánh vào vùng vừa nhổ răng để tránh vết thương nặng hơn
– Không nên dùng nước muối hoặc nước súc miệng ngay sau nhổ răng để tránh làm chậm quá trình đông máu
Niềng răng có tốt không? Câu trả lời là niềng răng là phương pháp hữu hiệu vừa mang lại thẩm mỹ gương mặt vừa giúp phòng tránh các bệnh lý răng miệng. Nếu bạn đang e ngại khi phải niềng răng mắc cài làm thô xấu và đau rát miệng, thì bạn có thể tham khảo thêm về Niềng răng trong suốt trong bài biết: Niềng răng trong suốt có đau không?