Niềng răng hô là như thế nào? Bị móm, khấp khểnh niềng được không.

Tình trạng răng hô, răng móm, răng khấp khểnh không những khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp mà còn gây khó khăn khi ăn nhai hàng ngày. Trước nhiều thông tin cho rằng niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiệu quả cho những trường hợp trên. Vậy thật sự niềng răng hô là như thế nào? Bị móm có niềng răng được không? Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?

Niềng răng hô là như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến răng hô có 70% là bẩm sinh, còn lại thường do những thói quen xấu khi còn nhỏ như: đẩy lưỡi, mút ngón tay, chống cằm,…

1.1. Răng hô (vẩu) là gì?

Răng hô (răng vẩu) là tình trạng sai lệch khớp cắn, dẫn đến tương quan giữa hai hàm trên và hàm dưới không đạt chuẩn tỉ lệ, hàm trên đưa ra quá mức so với hàm dưới.
Tình trạng răng hô làm cho khuôn mặt mất cân đối, nụ cười kém duyên. Răng hô gây khó khăn khi ăn nhai, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

1.2. Răng hô thì phải làm sao

Trước những nguy cơ mà tình trạng răng hô gây ra, việc làm sao để khắc phục tình trạng này được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có những phương pháp điều trị răng hô như sau:

  • Niềng răng hô (vẩu)

Đây là phương pháp điều trị răng hô phổ biến nhất hiện nay. Niềng răng giúp bảo tồn răng thật tối đa và duy trì hiệu quả lâu dài. Bằng cách sử dụng những khí cụ tạo ra lực kéo giúp di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hiện nay, có nhiều phương pháp chỉnh nha với các ưu nhược điểm và chi phí khác nhau tùy vào tình trạng và điều kiện của mỗi người.

Niềng răng hô (vẩu)
  • Chỉnh răng hô không cần niềng (bọc răng sứ, phẫu thuật hàm)

Ngoài chỉnh nha, để khắc phục tình trạng răng hô, bạn có thể can thiệp bọc răng sứ. Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng, nhưng chỉ phù hợp với tình trạng răng hô nhẹ, hô do răng mọc lệch. Để khắc phục tình trạng răng hô, có thể cần làm sứ 2 – 4 răng tùy vào tình trạng hô và kích thước răng.

bọc răng sứ

Đối với những trường hợp răng hô nặng do sự phát triển không bình thường của hàm trên. Nếu không tác động đến xương sẽ không thể khắc phục tình trạng răng hô. Khi đó, bác sĩ sẽ can thiệp loại bỏ bớt phần xương hàm phát triển quá mức ở hàm trên để tạo sự hài hòa giữa 2 hàm.

1.3. Hô hàm có niềng răng được không?

Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc cả 2 hàm phát triển quá mức gây ra sự chênh lệch đáng kể so với cấu trúc xương của toàn khuôn mặt. Để xác định được tình trạng hô hàm có niềng được không cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên môn, tùy vào từng trường hợp sẽ có phương pháp phù hợp.

Nếu răng hô do xương hàm trên phát triển quá mức thì niềng răng sẽ không thể khắc phục hoàn toàn. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm.
Nếu tình trạng răng hô do cả hàm và răng thì cần kết hợp cả chỉnh nha và phẫu thuật hàm mới khắc phục được triệt để vấn đề.

1.4. Niềng răng hô mất bao lâu?

Việc niềng răng hô mất thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng hiện tại, phương pháp điều trị, bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc hàng ngày,… Trung bình, quá trình niềng răng hô có thể dao động từ 1 – 3 năm.

1.5. Quy trình niềng răng hô

Niềng răng hô là phương pháp điều trị có độ phức tạp cao nên đòi hỏi ở người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của những máy móc công nghệ hiện đại và áp dụng theo đúng quy trình tiêu chuẩn trong chỉnh nha.

Quy trình niềng răng hô

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, lấy thêm một số dữ liệu từ việc lấy dấu mẫu hàm, chụp film, chụp hình chân dung và trong miệng. Sau đó dựa vào đó để nhận xét nguyên nhân hô răng và tư vấn đến khách hàng phương pháp phù hợp. Trường hợp bệnh nhân đồng ý sẽ lên kế hoạch cụ thể và trao đổi chi tiết hơn.
Bước 2: Ký hợp đồng chỉnh nha: Sau khi đã chốt kế hoạch chỉnh nha, giữa nha khoa và khách hàng sẽ ký một bản hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của đôi bên.
Bước 3: Điều trị tổng quát: Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc bệnh lý răng miệng thì cần được can thiệp điều trị trước khi lên khí cụ chỉnh nha.
Bước 4: Tiến hành chỉnh nha:
Đối với niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun,…) cố định lên răng. Nếu bạn chọn niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ giao khay đầu tiên và hướng dẫn sử dụng hàng ngày.

Trong suốt quá trình chỉnh nha, trung bình khoảng 3 – 6 tuần, bệnh nhân cần đến nha khoa tái khám để được tiến hành các bước điều trị như thay thun, thay dây cung, siết răng hoặc thay khay niềng trong suốt tùy vào từng phương pháp chỉnh nha. Trường hợp răng hô do hàm có thể cần phẫu thuật hàm.

Bước 5: Kết thúc quá trình điều trị và duy trì kết quả: Khi răng đã di chuyển về đúng vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài hoặc ngưng đeo khay niềng. Sau đó, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì và tham gia tái khám định kỳ để theo dõi và giữ nguyên hiện trạng ngay sau khi niềng.

1.6. Niềng răng hô bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng hô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng hiện tại, phương pháp điều trị,… Hiện nay, chi phí niềng răng hô nhẹ dao động từ 26 – 40 triệu. Nếu tình trạng răng hô nặng cần can thiệp phẫu thuật thì chi phí sẽ cao hơn.

Bị móm có niềng răng được không?

Tình trạng răng móm gây mất thẩm mỹ, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày. Vậy cụ thể, răng móm là gì?

2.1. Răng móm là như thế nào?

Răng móm là tình trạng sai khớp cắn, có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với những ai bị móm, khi ngậm miệng lại, hàm dưới phủ ngoài hàm trên. Khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa. Tình trạng răng móm có thể do răng hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mức gây ra.

2.2. Bị móm có niềng răng được không?

Tình trạng răng móm có thể được cải thiện khi can thiệp chỉnh nha. Tuy nhiên, phải tùy vào tình trạng răng móm sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Còn răng móm do xương thì cần phẫu thuật hàm. Nếu tình trạng răng móm do cả xương và răng thì cần kết hợp cả chỉnh nha và phẫu thuật hàm mới có thể khắc phục hoàn toàn được.

2.3. Niềng răng móm trong bao lâu?

Thời gian chỉnh nha điều trị răng móm thường kéo dài từ 18 – 24 tháng tùy vào tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng, nha khoa thực hiện,..

Thông thường thời gian chỉnh nha ở trẻ em sẽ nhanh hơn. Còn ở người lớn, cấu trúc xương và răng đã cứng, nên thời gian niềng thường kéo dài hơn.

2.4. Niềng răng móm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng móm bao nhiêu còn tùy thuộc vào những yếu tố như:

  • Tình trạng răng hiện tại
  • Hình thức chỉnh nha (niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt, có kết hợp phẫu thuật hàm hay không,…)
  • Chính sách về giá tại từng nha khoa
    Cho nên, để được báo giá cụ thể, bạn cần đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?

Một tình trạng răng sai lệch cũng khá phổ biến hiện nay chính là răng khấp khểnh. Theo nghiên cứu của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, có đến 45% trường hợp tuổi trưởng thành có vấn đề về răng khấp khểnh.

3.1. Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh (răng lệch lạc, răng chen chúc) cũng là một tình trạng răng sai lệch, các răng mọc chen chúc, mọc không đúng vị trí trên cung hàm, chồng chéo lên nhau gây mất thẩm mỹ, gặp khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh hàng ngày. Từ đó dễ phát sinh những bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Răng khấp khểnh là gì?

3.2. Niềng răng khấp khểnh có được không?

Vì đa số các trường hợp mọc răng khấp khểnh gặp phải những vấn đề như: nha chu, viêm nướu,… xuất phát từ việc răng khó vệ sinh trong thời gian dài. Cho nên, để khắc phục những vấn đề trên và đồng thời có thể cải thiện tính thẩm mỹ thì việc can thiệp chỉnh nha là vô cùng cần thiết.

Việc niềng răng hoàn toàn có thể giúp bạn điều chỉnh các răng mọc khấp khểnh trên 2 hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ cần thăm khám, tư vấn và lên kế hoạch điều trị cụ thể để đánh giá tình trạng ở mức dễ, trung bình hay khó. Ngoài ra, nếu răng khấp khểnh toàn hàm thì càng phải niềng răng để cung hàm được đều đặn, đúng khớp cắn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân muốn giữ lại răng khểnh thì bác sĩ sẽ không gắn mắc cài và tác động lực lên răng khểnh đó.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng thật kỹ để tránh nguy cơ phát sinh những bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, nếu răng khểnh mọc càng chếch ra ngoài thì dễ bị tổn thương khi va chạm và răng bên cạnh cũng sẽ bị đẩy vào sâu hơn.

3.3. Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?

Việc can thiệp chỉnh nha với mục đích giúp các răng khấp khểnh mọc sai vị trí, cân chỉnh các răng trên cung hàm sao cho hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Nếu như có răng mọc hoàn toàn thừa khỏi hàm thì nguy cơ cao cần nhổ răng đi để tạo thêm khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển.

Tùy vào từng trường hợp mà thời gian niềng răng khấp có thể khác nhau, trung bình dao động từ 1,5 – 3 năm. Phương pháp niềng răng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc điều trị răng khấp khểnh. Thông thường, niềng răng trong suốt có thể rút ngắn thời gian điều trị 1 – 6 tháng so với việc chọn các loại niềng răng mắc cài.

3.4. Quy trình niềng răng khấp khểnh

Tương tự như với những trường hợp răng sai lệch khác, việc niềng răng khấp khểnh bao gồm những giai đoạn cơ bản sau:

Giai đoạn 1: Thăm khám và tư vấn
Giai đoạn 2: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng
Giai đoạn 3: Gắn mắc cài (hoặc giao khay trong suốt) bắt đầu quá trình niềng răng khấp khểnh
Giai đoạn 4: Tái khám định kỳ hàng tháng
Giai đoạn 5: Tháo mắc cài – đeo hàm duy trì

3.5. Niềng răng khấp khểnh giá bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng khấp khểnh sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: mức độ răng mọc lệch, độ tuổi, phương pháp chỉnh nha,…Vì vậy, để biết chính xác thì bạn cần đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Niềng răng hô là như thế nào? Bị móm có niềng răng được không? Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu? Vì mỗi người có tình trạng răng sai lệch khác nhau nên tùy vào từng trường hợp sẽ có sự chênh lệch về thời gian, chi phí và phương pháp điều trị. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về công nghệ niềng răng.

Giữa hai xu hướng niềng răng mắc càiniềng răng trong suốt hiện nay, nếu bạn yêu cầu về tính thẩm mỹ, sự tiện lợi và cả hiệu quả khi điều trị, thì niềng răng trong suốt có thể giúp bạn khắc phục những nhược điểm từ phương pháp cũ.

Tham khảo thêm các tình trạng răng miệng khác:

0/5 (0 Reviews)

FORM PHẢN HỒI