Minivis là gì? Tại sao phải cắm vis khi niềng răng?

Chỉnh nha (niềng răng) là một phương pháp Y khoa giúp nắn chỉnh các răng hô, móm, thưa, khấp khểnh,… về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình điều trị có thể cần đến một số loại khí cụ, trong đó có thể kể đến Minivis. Vậy Minivis là gì? tại sao phải cắm vis khi niềng răng?

1. Minivis (vít) là gì? bắt vít khi niềng răng là gì?

Minivis niềng răng là một trong những khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn ốc bằng vật liệu Titanium. Khi niềng răng, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ phải cắm minivis này vào xương hàm của bạn để tạo điểm neo chặn cố định, giúp các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ca chỉnh nha nào cũng cần phải cắm minivis. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, Bác sĩ sẽ đề xuất cắm minivis để hỗ trợ việc niềng răng tốt hơn, giúp mang lại hiệu quả cao cũng như rút ngắn thời gian chỉnh nha.

Chẳng hạn như bình thường bạn phải mất 1,5 – 3 năm để niềng răng, nhưng nếu có sự hỗ trợ của minivis niềng răng, có thể rút ngắn xuống 1 – 2 năm. Sau 3 – 6 tháng gắn mắc cài, bạn sẽ được cắm minivis niềng răng (tùy giai đoạn và mục đích mà minivis sẽ được cắm vào thời điểm thích hợp)

Có 2 kiểu cắm minivis: cắm ngoài chân răng và cắm giữa chân răng. Thời gian cắm minivis niềng răng diễn ra trong khoảng 8 – 10 phút.

2. Minivis là gì? tại sao phải cắm minivis khi niềng răng?

Với trường hợp răng khó như răng quá vênh, hô, chìa ra ngoài quá nhiều thì việc đặt minivis để tạo neo chặn cố định tăng lực kéo khi nắn chỉnh răng là vô cùng cần thiết.

Trong một số trường hợp bạn bị mất các răng, cụ thể như răng số 6 là điểm cố định quan trọng trong niềng răng thì bạn cần phải được cắm minivis để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình niềng răng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Hoặc bạn được bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4 nên cần cắm minivis neo chặn tối đa để đạt được mục tiêu điều trị và đóng kín khoảng trống của răng bị nhổ.

3. Những trường hợp cần cắm minivis trong niềng răng

Một số trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ chỉ định cắm vít khi niềng răng. Đó là:

  • Răng hô, vẩu: 

Các trường hợp răng bị hô, vẩu, mọc chìa ra bên ngoài thường được chỉ định cắm minivis niềng răng để tạo neo cố định, tăng lực kéo khi nắn chỉnh răng.

  • Răng cười hở lợi 

Tình trạng cười hở lợi thường khiến gương mặt bệnh nhân thiếu hài hòa, cân đối, kém thẩm mỹ. Việc cắm minivis răng giúp làm lún các răng, cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

  • Mất răng: 

Một số trường hợp bị mất răng như mất răng số 6 cũng cần cắm minivis để hỗ trợ đóng khoảng niềng răng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

  • Dựng trục răng

Trong trường hợp răng có xu hướng nghiêng dần do hậu quả mất răng, để có khoảng phục hình, chúng ta cần dùng minivis để dựng trục răng.

  • Di xa toàn hàm

Đối với kỹ thuật này thường không cần nhổ răng, mà tận dụng tối đa khoảng trống sau cùng (phần lồi củ hàm trên và hậu hàm của hàm dưới). Bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn nếu có trước để cắm vis để lùi răng cối.

  • Thay đổi mặt phẳng cắn

Minivis thường được sử dụng trong các ca niềng răng mặt lưỡi với vai trò tạo hiệu quả di chuyển răng thay đổi trong mỗi mặt mặt cắn tốt hơn. Minivis giúp kiểm soát lực quá trình kéo lùi tăng trước để kiểm soát tốc độ torque của răng cửa, thân răng không bị quặp vào trong.

4. Những lưu ý sau khi cắm minivis niềng răng

Tuy cắm minivis là kỹ thuật đơn giản, nhưng sau khi thực hiện, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:

4.1. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Dùng bàn chải, chải nhẹ nhàng vị trí cắm vis đảm bảo vệ sinh đầu vis sạch sẽ. Bạn có thể dùng bông tẩm nước muối, betadine hay bàn chải kẽ, tẩm nước muối và nhẹ nhàng vệ sinh 360 độ xung quanh vis cũng như mô mềm xung quanh

4.2. Chế độ ăn uống

Tránh ăn các thực phẩm quá dính, quá dai, cứng. Vì chúng có thể cuốn và lắc đầu vis.

Không nghiến siết răng mạnh, không cắn đồ vật cứng bằng răng, những điều này không tốt cho sự ổn định lâu dài của vis.

4.3. Kiểm soát tình trạng sưng, đau

Nếu có cảm giác đau, buốt, khó chịu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. Thường cảm giác này chỉ kéo dài 1 – 2 ngày đầu tiên.

Trường hợp bị sưng nề, ửng đỏ quanh vị trí cấy vis, gặp trong trường hợp vệ sinh răng miệng chưa tốt gây viêm, gây sưng đỏ và lung lay vis, hãy sát khuẩn nhẹ với nước muối và đến gặp nha sĩ ngay.

Một số trường hợp gây đau, nhiệt miệng do vis cọ xát môi má với biên độ lớn. Có thể sử dụng sáp nha khoa bịt đầu vis nơi cọ xát với môi má nhiều, hạn chế cử động môi má với biên độ lớn, giữ vị trí cấy vis thật sạch và chườm đá vào vùng đau. 

4.4. Chế độ nghỉ ngơi, vận động

Thận trọng khi vận động thể chất mạnh để tránh chấn thương hoặc va đập trực tiếp vào vùng vis gây đau, chấn thương và nguy cơ lỏng vis.

Thông qua những thông tin trên, hy vọng đã có thêm những trang kiến thức cho bạn quý khách hàng về Minivis là gì? trong chỉnh nha. Và cùng tùy vào từng trường hợp mà sau khi thăm khám, lên kế hoạch, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch có nên cắm minivis hay không. Hãy cân nhắc lựa chọn cơ sở niềng răng trong suốt TPHCM để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha bạn nhé!

0/5 (0 Reviews)

FORM PHẢN HỒI